Chuyển đổi số tại Hà Nội: Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

09:24 01/02/2023        271



Các nhà mạng sẵn sàng hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh Cao Hưng

Các nhà mạng sẵn sàng hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh Cao Hưng

Điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử

Có thể nói 2022 là năm Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi số quốc gia và Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong. Vậy TP đã đạt được những thay đổi gì đáng chú ý, thưa ông?

- Trong năm 2022, UBND TP Hà Nội đã ban hành và thực hiện nhiều kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) theo “Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nhờ có lộ trình rõ ràng, thực hiện từng bước nên về cơ bản quá trình chuyển đổi số của Hà Nội đã được thực hiện xuyên suốt từ cấp TP đến cơ sở.

Các nền tảng cho phát triển chính quyền số đang được triển khai đồng bộ như Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (NGSP). Hà Nội đang khẩn trương triển khai nội dung thuê dịch vụ trung tâm dữ liệu TP theo công nghệ điện toán đám mây, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan, bảo đảm an toàn thông tin.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đưa vào hoạt động hệ thống giải quyết thủ tục hành chính liên thông 3 cấp thế hệ mới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Chính phủ, Bộ TT&TT và yêu cầu kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ xây dựng chính quyền số. Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các ngành, lĩnh vực: Giáo dục, giao thông - vận tải, xây dựng, tài nguyên môi trường, nông nghiệp, đầu tư, tài chính, thuế... đang được triển khai theo hướng tập trung, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, chia sẻ và khai thác thông tin theo quy định.

Đối với kinh tế số và xã hội số, UBND TP cũng đồng loạt triển khai các chiến lược như: “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, “Kế hoạch phát triển Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số”, “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”…

Chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi công nghệ mà quan trọng hơn là chuyển đổi về nhận thức. Đâu là những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi số của Hà Nội, thưa ông?

- Về thuận lợi, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, DN và người dân trên địa bàn TP đã hết sức quan tâm, tích cực đầu tư hạ tầng, ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Hạ tầng viễn thông, CNTT được triển khai đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Lãnh đạo, cán bộ các cấp đã thay đổi nhận thức, phương thức, lề lối, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử của TP đã công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan Nhà nước.

Hiện nay, Hà Nội đã phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; mọi người dân được truy cập internet băng rộng với chi phí thấp. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; mỗi người dân có mã định danh kèm theo QR code…

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của TP còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Đó là một số lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, DN chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực CNTT của đơn vị chuyên trách về CNTT, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã còn thiếu, đặc biệt tại khối xã chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT, ảnh hưởng lớn tới tiến độ, chất lượng công tác tham mưu triển khai nhiệm vụ.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chuyen-doi-so-tai-ha-noi-lay-nguoi-dan-doanh-nghiep-lam-trung-tam.html

FACEBOOK

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC