Báo chí Thủ đô hòa mình vào “dòng chảy” chuyển đổi số

14:50 01/07/2023        229



Việc chuyển đổi số báo chí đang là định hướng phát triển trọng tâm của các cơ quan báo chí, được sự quan tâm, định hướng từ Chính phủ, Bộ, ngành quản lý. Trong guồng quay đó, báo chí Thủ đô cũng hòa cùng báo chí cả nước, nỗ lực ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Định hướng phát triển trọng tâm

Thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin, các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội đang tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các cơ quan báo chí. Vì vậy, các cơ quan báo chí không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số, hướng tới phương thức sản xuất, cung cấp thông tin đa phương tiện, đa nền tảng, đa thiết bị, đa dạng hóa thị trường.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Với các cơ quan báo chí, chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà đây thực sự là cuộc cách mạng trong đổi mới phương thức sản xuất, quy trình sản xuất, cách thức quản lý và thiết lập tòa soạn từ truyến thống sang môi trường số.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội, chia sẻ về chuyển đổi số

Ngày 8/5/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký Quyết định số 781/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 2/6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 951/QĐ-BTTTT về ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Đến ngày 5/6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số báo chí; Công bố Bộ chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí và giới thiệu cổng kết nối trực tuyến công cụ phần mềm đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Đây là 3 sự kiện quan trọng liên quan đến hoạt động chuyển đổi số báo chí.

Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc khẳng định, Bộ chỉ số giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp cơ quan báo chí đổi mới hiệu quả, thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Với cơ quan báo chí, Bộ chỉ số sẽ giúp nâng cao nhận thức cho lãnh đạo báo chí về những việc cụ thể cần phải làm để thực hiện chuyển đổi số, bao gồm các tiêu chí, các hành động cụ thể.

"Với cơ quan quản lý, dữ liệu thu thập từ các cơ quan báo chí sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về chuyển đổi số của ngành báo chí, để từ đó có các hành động thúc đẩy, hỗ trợ kịp thời", ông Phúc nói.

Mô hình đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí gồm 42 tiêu chí được chia thành 10 chỉ số thành phần và nhóm thành 5 trụ cột của chuyển đổi số báo chí, với số điểm tổng tối đa là 100 điểm.

Cục trưởng Cục báo chí cho biết Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí ra đời sẽ góp phần hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số đã được nêu trong Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Có thể thấy, việc chuyển đổi số báo chí đang là định hướng phát triển trọng tâm của các cơ quan báo chí, được sự quan tâm, định hướng từ Chính phủ, Bộ, ngành quản lý. Việc chuyển đổi số báo chí là yêu cầu cấp thiết trong thời đại số nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên nền tảng trong nước). Phấn đấu 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động... (trích Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”).

Báo chí Thủ đô không đứng ngoài cuộc

Hiện tại, báo chí Thủ đô có 9 cơ quan; Trong đó, nhiều tòa soạn đang từng bước tổ chức mô hình tòa soạn hội tụ, phát triển các loại hình báo chí hiện đại, gồm: Báo in, báo điện tử, truyền hình… Nhiều cơ quan báo chí Thủ đô có tác phẩm được thể hiện bằng hình thức hiện đại: E-Magazine, Megastory, Inphographic, Longform… và được trao giải báo chí quan trọng của Trung ương và thành phố, như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo HàNộimới, báo Kinh tế & Đô thị, báo Tuổi trẻ Thủ đô…

Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về nỗ lực chuyển đổi số của báo Tuổi trẻ Thủ đô

Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội khi đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2023 đã xác định lấy chuyển đổi số là trọng tâm, từ đó xác định nhận thức về vị trí, vai trò, tầm nhìn của mình về chuyển đổi số để đi đầu trong chuyển đổi số; Đồng thời tham mưu chính xác, tạo đột phá cho thành phố. Trong đó, việc chuyển đổi số các cơ quan báo chí tại Thủ đô là yêu cầu cấp thiết.

Ông Tô Quang Phán, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hà Nội cho hay: “Báo chí Thủ đô đang hòa cùng báo chí cả nước, nỗ lực ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự để đẩy mạnh chuyển đổi số. Trong thời gian tới, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tiếp tục tổ chức tập huấn cho các hội viên, giúp họ trau dồi nghiệp vụ, bản lĩnh người làm báo để thích ứng với thời đại công nghệ số”.

Môi trường báo chí Thủ đô, nơi cạnh tranh thông tin khốc liệt và không có điểm dừng. Công nghệ thay đổi, thói quen độc giả thay đổi, điều đó đồng nghĩa với việc báo chí phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số để phát triển.

Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã không ngừng thay đổi theo hướng tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của cơ quan.

Tòa soạn đã xây dựng bộ phần mềm tòa soạn hội tụ, đổi mới quy trình xuất bản báo in và báo điện tử tích hợp trên cùng một nền tảng với nhiều tiện ích mới, rút ngắn được thời gian xuất bản báo.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đang trong quá trình xây dựng giải pháp lưu trữ dữ liệu tập trung, đồng bộ từ tòa soạn đến các các văn phòng đại diện giúp cho việc quản lý, chia sẻ và sử dụng dữ liệu của báo được thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong thang điểm đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số mới được ban hành, báo Tuổi trẻ Thủ đô đáp ứng phần lớn các tiêu chí. Hiện tại, báo đang không ngừng cải thiện mức độ trải nghiệm của độc giả và đẩy mạnh số hóa văn phòng để hoàn thiện quá trình chuyển đổi số theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đồng chí Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông chúc mừng báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (26/3/1985 - 26/3/2023)

Với nhà báo Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập báo Hànộimới, chuyển đổi số là cách thức duy nhất để báo chí thích ứng, tồn tại trong cơn bão công nghệ như hiện nay. Trong tiến trình chuyển đổi số báo chí, yếu tố con người và công nghệ luôn song hành với nhau.

“Tôi quan điểm nếu không thay đổi thì không tồn tại được. Ngoài việc tự nghiên cứu, chúng tôi phải tự đào tạo và truyền lửa cho cán bộ phóng viên rằng chúng ta phải chấp nhận thay đổi. Nếu như không chuyển đổi số, chỉ vài năm nữa thôi chúng ta sẽ tụt hậu”, ông Đức nhìn nhận

Nhà báo Nguyễn Minh Đức chia sẻ, ngoài việc kiện toàn bộ máy hơn 100 người, Ban Biên tập còn chú trọng việc tự đào tạo nên những nhà báo đa năng, yêu nghề, tinh thông về công nghệ. Nội dung và hình thức liên tục được đổi mới với nhiều loại hình để sản phẩm đến với công chúng với vị thế là một sản phẩm báo chí hiện đại, đa dạng nguồn thông tin, cách thức giao tiếp thân thiện. “Cán bộ, nhân viên tại báo HàNộimới còn khá trẻ nên chúng tôi chuyển đổi số khá nhanh. Mọi người đều đoàn kết, đồng lòng trong quá trình chuyển đổi số”.

Trong phần mềm tòa soạn hội tụ của Hànộimới, lãnh đạo tòa soạn có thể dễ dàng giao việc, theo dõi tiến độ công việc của các cấp quản lý và toàn bộ người lao động, đưa ra các khuyến nghị, hỗ trợ khi cần thiết. Toàn bộ nội dung từ khi phóng viên cung cấp thông tin đến khi tác phẩm báo chí được xuất bản trên các loại hình báo chí khác nhau đều được quản lý trên một phần mềm duy nhất, bảo đảm khả năng liên thông chặt chẽ giữa các loại hình báo chí. Phóng viên có thể tự soạn thảo các tác phẩm báo chí từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao như: Longform, Megastory trên một công cụ soạn thảo duy nhất dễ dàng.

Việc đẩy nhanh chuyển đổi số, trong đó cốt lõi là ứng dụng phần mềm tòa soạn hội tụ sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của toàn bộ đội ngũ người lao động của báo; Đồng thời mang đến những thông tin nổi bật nhất về mọi mặt đời sống của Thủ đô và đất nước cũng như quốc tế bằng trải nghiệm tốt nhất.

 

 

Ngày 8/5/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký Quyết định số 781/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 2/6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 951/QĐ-BTTTT về ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Đến ngày 5/6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số báo chí; Công bố Bộ chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí và giới thiệu cổng kết nối trực tuyến công cụ phần mềm đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Đây là 3 sự kiện quan trọng liên quan đến hoạt động chuyển đổi số báo chí.

Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc khẳng định, Bộ chỉ số giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp cơ quan báo chí đổi mới hiệu quả, thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Với cơ quan báo chí, Bộ chỉ số sẽ giúp nâng cao nhận thức cho lãnh đạo báo chí về những việc cụ thể cần phải làm để thực hiện chuyển đổi số, bao gồm các tiêu chí, các hành động cụ thể.

"Với cơ quan quản lý, dữ liệu thu thập từ các cơ quan báo chí sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về chuyển đổi số của ngành báo chí, để từ đó có các hành động thúc đẩy, hỗ trợ kịp thời", ông Phúc nói.

Mô hình đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí gồm 42 tiêu chí được chia thành 10 chỉ số thành phần và nhóm thành 5 trụ cột của chuyển đổi số báo chí, với số điểm tổng tối đa là 100 điểm.

Cục trưởng Cục báo chí cho biết Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí ra đời sẽ góp phần hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số đã được nêu trong Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Có thể thấy, việc chuyển đổi số báo chí đang là định hướng phát triển trọng tâm của các cơ quan báo chí, được sự quan tâm, định hướng từ Chính phủ, Bộ, ngành quản lý. Việc chuyển đổi số báo chí là yêu cầu cấp thiết trong thời đại số nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên nền tảng trong nước). Phấn đấu 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động... (trích Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”).

 

FACEBOOK

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC